1. Đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây: a) Đối với đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử
dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; b) Đối với đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu
trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; c) Đối với đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng
trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết
phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích
khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam thắng cảnh đó. (trích Luật đất đai năm 2013) PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH : (đang cập nhật) Luật Gia Vlog - Kiettan Nguyen |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét