1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết
định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này. 2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu
hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người có đất thu hồi không chấp hành
quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết
định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã,
địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; c) Quyết định cưỡng chế thực hiện
quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết
định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối
không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì
Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực
hiện quyết định cưỡng chế. 4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng
chế thu hồi đất: a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động,
thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành
thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao
đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không
chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện
cưỡng chế; c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền
buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng
chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban
thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có
liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối
nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện
bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản
nhận lại tài sản. 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất: a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc
cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái
định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết
phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất; b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách
nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng
chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo
phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng; Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản
thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó
do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán; c) Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo
vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu
hồi đất; d) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực
hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia
thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất; đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc
cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều
này. (trích Luật đất đai năm 2013) PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH : |