1. Nhà nước khuyến khích hình thức kinh
tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để
phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại
gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất
cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho
thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận
khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp. 3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm
kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định
của pháp luật. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử
dụng theo quy định sau đây: a) Trường hợp đất được giao không thu
tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này; b) Trường hợp đất được giao không thu
tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải
chuyển sang thuê đất; c) Trường hợp sử dụng đất do được Nhà
nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của
tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy
định của Luật này.
5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh
tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất. (trích Luật đất đai năm 2013) PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH : |