1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh
chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải
ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh
chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
tranh chấp để hòa giải. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong
quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục
hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời
hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
đất đai. 4. Việc hòa giải phải được lập thành
biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải
không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên
tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà
có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp
xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp
tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi
đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc
thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (trích Luật đất đai năm 2013) PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH : (đang cập nhật) Luật Gia Vlog - Kiettan Nguyen |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét