1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra,
đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ
sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá
đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo
dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm
pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất
đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai;
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất
đai. (trích Luật đất đai năm 2013) PHẦN BÌNH LUẬN & PHÂN TÍCH : (đang cập nhật) Luật Gia Vlog - Kiettan Nguyen |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét